Hơn 70.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và đóng cửa 9 tháng qua
Hơn 70.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và đóng cửa 9 tháng qua - Xử lý nứt bê tông,chống thấm,chống dột,gia cố kết cấu bê tông,xử lý bong tróc nền bê tông,xử lý rò rỉ nước
Hơn 70.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và đóng cửa, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMES) và hộ kinh doanh cá thể, ảnh hưởng tới hơn 31 triệu người lao động.
Đại dịch Covid-19 cũng khiến các SMEs và các hộ kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nền. Nhiều doanh nghiệp do thiếu việc đã và đang có kế hoạch giảm bớt lao động hoặc đóng cửa nhà máy. Một số doanh nghiệp thì giảm giờ, giảm ngày làm việc và cho người lao động nghỉ luân phiên. Nhiều cửa hàng, hộ kinh doanh nhỏ lẻ phải đóng cửa do sức mua giảm, kinh doanh không có lợi nhuận.
Trong 9 tháng năm 2020, nước ta đã ghi nhận hơn 70.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và đóng cửa, trong đó chủ yếu là SMEs và hộ kinh doanh cá thể, ảnh hưởng tới hơn 31 triệu người lao động. Đây là những thách thức rất lớn đối với Việt Nam và các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Diễn đàn Hợp tác - Liên kết và Phát triển doanh nghiệp khu vực phía Bắc lần thứ XIII năm 2020 là nơi các doanh nghiệp, chuyên gia đề xuất các giải pháp hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua ảnh hưởng của đại dịch. |
TS. Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng Chính phủ đã có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động với mục tiêu, vừa đảm bảo không lây lan dịch bệnh, vừa phục hồi và phát triển kinh tế đất nước bằng biện pháp khoanh vùng, giãn cách có trọng tâm, trọng điểm. Biện pháp này đã giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như đảm bảo đời sống và sức khỏe của nhân dân.
Tuy nhiên, với quy mô nhỏ và vừa, năng lực tài chính có hạn nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp khó khăn, ảnh hưởng của dịch Covid-19 vẫn còn có những diễn biến phức tạp.
“Diễn đàn Hợp tác - Liên kết và Phát triển doanh nghiệp khu vực phía Bắc lần thứ XIII năm 2020 do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chủ trì tổ chức sẽ là nơi để doanh nghiệp, chuyên gia có các kiến nghị, đề xuất giải pháp, đề đạt nguyện vọng từ đó được tổng hợp và báo cáo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và một số Bộ - ngành liên quan có thêm cơ sở hoạch định chính sách, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng về hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh tác động nặng nề của đại dịch gây ra” - TS. Nguyễn Văn Thân nói.
Theo ông Nguyễn Thành Biên, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình, các tổ chức Hiệp hội, các Hội, các nhà quản lý hiến kế trình Chính phủ, đưa ra những giải pháp chiến lược để giải cứu các doanh nghiệp, trong lúc hàng triệu người lao động đang có nguy cơ mất việc làm, hàng ngàn doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản. Kinh tế thế giới chìm sâu trong khủng hoảng.
“Thực tế các gói hỗ trợ trên nên ưu tiên giúp các doanh nghiệp thực sự khó khăn, sắp giải thể hoặc phá sản, hoàn cảnh những doanh nghiệp này phải ngừng sản xuất hoặc thu hẹp sản xuất, doanh thu thấp đồng nghĩa không có lãi thì giảm thuế thu nhập doanh nghiệp không tác dụng” - ông Nguyễn Thành Biên nói.
Doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ mới khởi nghiệp không tiếp cận được với vốn vay ngân hàng nên giãn nợ cũng không tác dụng. Chưa kể các doanh nghiệp phải huy động mọi nguồn vốn tín dụng để hỗ trợ cho người lao động, nhằm giữ chân người lao động thì lại rơi vào diện doanh nghiệp vẫn còn khả năng chi trả nên không được vay gói tín dụng không lãi xuất của Ngân hàng chính sách xã hội, ông Nguyễn Thành Biên phân tích thêm./.
Theo Phương Hoài/VOV.VN